Phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất thường mang lại cảm giác thô mộc, chuyên nghiệp và hiện đại. Nó phù hợp với những ai yêu thích sự đơn giản, chức năng và không gian mở rộng.
Nguồn gốc của phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất
Phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất hay còn được gọi là phong cách Industrial. Phong cách này ra đời vào đầu thế kỷ 20 khi các nhà máy ở Tây Âu bị bỏ hoang do cuộc cách mạng công nghiệp suy thoái. Sau đó, các kiến trúc sư bắt đầu tái tạo lại những công trình cũ thành khu dân cư, giữ lại cấu trúc ban đầu và thêm các trang thiết bị hiện đại.
Phong cách Industrial phát triển với những ý tưởng độc đáo nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng: sự đơn giản và thô sơ. Khác với các phong cách khác, Industrial không cố gắng che giấu những khuyết điểm thô sơ mà khuyến khích sự mộc mạc. Đồng thời loại bỏ sự cầu kỳ để chỉ giữ lại những gì cần thiết nhất.
Vì sao phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất được ưa chuộng?
- Sự chân thực và chức năng. Các vật liệu như bê tông, thép, gỗ thô không chỉ mang tính cơ động và bền bỉ mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và thực dụng trong thiết kế.
- Thẩm mỹ hiện đại. Sự kết hợp hài hòa giữa những chi tiết công nghiệp và các yếu tố thẩm mỹ mang đến vẻ đẹp hiện đại, có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, các gam màu tối và sáng, cùng sự tối giản trong thiết kế, tạo nên một không gian đặc biệt.
- Tiết kiệm chi phí. Việc sử dụng các vật liệu như bê tông, thép, gỗ thô có thể giảm thiểu chi phí hoàn thiện và bảo trì so với các vật liệu cao cấp và phức tạp hơn. Điều này làm cho phong cách công nghiệp trở thành lựa chọn kinh tế hơn đối với nhiều người.
- Không gian mở và linh hoạt. Thiết kế công nghiệp thường ưa chuộng không gian không phân chia rõ ràng giữa các khu vực. Điều này tạo cảm giác thoáng đãng và thuận tiện cho các hoạt động hàng ngày.
>> Tổng hợp các phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất hiện nay, xem chi tiết TẠI ĐÂY
Đặc trưng của phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất
Sử dụng các vật liệu thô
Các vật liệu thô và bền như bê tông, thép không gỉ, gỗ thô được ưa chuộng. Các vật liệu này không cần hoàn thiện quá nhiều để giữ lại vẻ thô ráp, chưa qua chế biến.
Màu sắc tối đặc trưng
Thường là các gam màu nâu, xám, đen, trắng, và các tông màu bắt mắt như đỏ, xanh dương. Các màu sắc này thường làm nổi bật các chi tiết cấu trúc và vật liệu.
Kiến trúc và cấu trúc
Thiết kế công nghiệp thường thể hiện rõ cấu trúc của công trình, không che giấu các dây điện, ống nước hay hệ thống điều hòa không khí, thậm chí là các trụ sở sẵn có. Cụ thể, các chi tiết như ống thép, đinh vít lộ ra, cửa sổ lớn, cửa trượt, cầu thang thép,…cũng được sử dụng. Phong cách này sở hữu những thiết kế với đường nét mạnh mẽ, gãy gọn.
Nội thất
Thường mang tính chức năng cao, kiểu dáng đơn giản, hiện đại và thường là các sản phẩm công nghiệp. Ví dụ đồ nội thất có thể được làm từ kim loại, gỗ hoặc các vật liệu tổng hợp khác.
Không gian mở
Phong cách công nghiệp thường ưa chuộng các không gian mở, không có sự phân chia rõ rệt giữa các khu vực sinh hoạt như phòng khách, bếp, phòng ngủ.
Tường
Tường trong phong cách công nghiệp thường được giữ nguyên chất liệu thô. Không trát hoặc sơn lớp phủ. Vật liệu phổ biến là gạch thô (đặc biệt là gạch đỏ), bê tông, hoặc kim loại (thép, sắt). Tường gạch hoặc bê tông trần giúp tạo nên không gian mộc mạc, mạnh mẽ. Mang cảm giác như trong các nhà máy, xưởng.
Thường có màu sắc trung tính như xám, nâu, trắng hoặc màu đỏ. Điều này giúp không gian nhìn rộng rãi hơn.
Cửa sổ
Cửa sổ trong phong cách công nghiệp thường rất lớn. Để từ đó tạo sự mở rộng không gian, mang đến nhiều ánh sáng tự nhiên. Chúng thường có khung kim loại hoặc thép, với các hình dạng vuông vức hoặc chữ nhật. Đôi khi có cửa sổ lưới hoặc cửa kính đơn giản hoặc đôi khi các thiết kế cũng không cần rèm để mang lại nhiều ánh sáng tự nhiên.
Cầu thang
Cầu thang trong phong cách công nghiệp thường có thiết kế rất đơn giản. Các vật liệu phổ biến cho cầu thang là kim loại (sắt, thép), gỗ mộc, hoặc bê tông. Kiểu cầu thang phổ biến là cầu thang không tay vịn. Hoặc cầu thang có bậc thang lộ ra ngoài. Các kiểu dáng như vậy tạo cảm giác “thô”, đúng với tinh thần của phong cách này.
>> Khám phá: Vẻ đẹp nội thất phong cách Đương đại Contemporary Style
Các lưu ý trong thiết kế nội thất phong cách công nghiệp
- Chọn vật liệu thích hợp. Sử dụng bê tông, thép, gỗ thô hoặc vật liệu tổng hợp có vẻ ngoài thô ráp và bền bỉ. Đảm bảo các vật liệu này không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn đáp ứng được các yêu cầu về sự chịu lực và bền đẹp.
- Giữ cho không gian mở và thoáng đãng. Phong cách công nghiệp thường ưa chuộng không gian mở và không che giấu quá nhiều chi tiết kỹ thuật. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng các chi tiết này được bố trí một cách hợp lý để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Sử dụng các gam màu hài hòa. Sử dụng gam màu xám, trắng, đen, nâu cùng với các tông màu nổi bật như đỏ, xanh dương.
- Cân bằng giữa thô mộc và hiện đại. Là sự kết hợp giữa các vật liệu tự nhiên, thô với các yếu tố hiện đại. Ví dụ như gạch, bê tông, kim loại, với những đường nét tối giản, ánh sáng và nội thất chức năng. Điều này tạo ra không gian vừa mạnh mẽ, vừa tiện nghi đồng thời giúp duy trì vẻ đẹp mộc mạc nhưng vẫn phù hợp với nhu cầu sống hiện đại.
- Sử dụng đèn chiếu sáng hiệu quả. Ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế nội thất phong cách công nghiệp cũng như các phong cách khác. Sử dụng đèn led, đèn chiếu sáng tường và các đèn treo có kiểu dáng công nghiệp để tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
- Không gian để thể hiện sự sáng tạo. Bạn vẫn có thể thể hiện sự sáng tạo và cá nhân hóa trong thiết kế nội thất bằng các chi tiết cá nhân như tranh ảnh, các vật dụng trang trí hay cây cảnh để làm mới và làm giàu thêm cho không gian.
>> Xem thêm: Xu Hướng Thiết Kế Phong Cách Nội Thất Hiện Đại Tối Giản
10+ mẫu tham khảo phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất
Phòng khách
Phòng khách phong cách công nghiệp thường sử dụng tường gạch thô, bê tông hoặc kim loại làm nền, kết hợp với nội thất đơn giản, ghế sofa da. Ngoài ra còn sử dụng các loại đèn trần công nghiệp như đèn dây hoặc đèn kiểu ống. Sàn gỗ hoặc bê tông cũng rất phổ biến. Màu sắc chủ đạo là các tông xám, đen, và nâu. Từ đó tạo cảm giác mạnh mẽ mà ấm cúng.
Phòng bếp
Bếp phong cách công nghiệp nổi bật với tủ bếp kim loại, bàn bếp đá hoặc bê tông. Hệ thống kệ mở và thiết bị bếp hiện đại nhưng được để lộ ra. Ví dụ như ống dẫn hoặc kệ kim loại. Ánh sáng được chú trọng với các đèn trần lớn và đèn công nghiệp thả dài.
Phòng ngủ
Loại phòng này thường có giường gỗ thô hoặc kim loại, tường bê tông hoặc gạch. Những chi tiết như đèn ngủ dạng treo, bảng điều khiển điện hoặc kệ gỗ đơn giản. Không chỉ giúp không gian vừa hiện đại. Mà còn vừa có sự thô mộc đặc trưng. Màu sắc chủ yếu là các gam màu khá mộc mạc, tạo cảm giác thư giãn.
Nhà ở & Chung cư
Phong cách công nghiệp trong nhà ở hay chung cư thường tận dụng không gian mở. Có thể nói tới tường bê tông hoặc gạch lộ ra ngoài, cửa sổ lớn. Đồ nội thất đơn giản, tính năng ưu tiên. Như kệ kim loại, ghế sofa da, và tủ bếp bằng gỗ thô. Sự kết hợp giữa vật liệu thô và đèn chiếu sáng hiện đại tạo nên không gian sống thoải mái, năng động.
Văn phòng
Văn phòng phong cách công nghiệp chú trọng vào tính mở. Với các vách ngăn bằng thép kính, sàn bê tông, và bức tường gạch. Các chi tiết như bàn làm việc gỗ và kệ kim loại tạo không gian chuyên nghiệp, sáng tạo. Đèn trần công nghiệp và đèn bàn độc đáo tạo điểm nhấn, đồng thời giúp ánh sáng chiếu sáng đều đặn và tạo không khí năng động.
Nhà hàng, quán cafe
Trong nhà hàng hoặc quán cafe, phong cách công nghiệp tạo không gian mở rộng. Đồ nội thất gỗ thô, bàn ghế kim loại, và đèn chiếu sáng công nghiệp tạo nên không gian hiện đại. Bên cạnh đó, không gian có thể được trang trí bằng các đồ vật vintage hoặc tường kính lớn. Từ đó giúp không gian rộng rãi và thu hút khách hàng.
Trên đây là một số đặc điểm, mẫu tham khảo về phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất. Hy vọng những thông tin mà Mozax cung cấp sẽ có ích với bạn trong việc lựa chọn thiết kế nội thất.
MOZAX – ĐƠN VỊ TƯ VẤN, THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI THẤT CAO CẤP
Với thông điệp “Designing Dreams, Building Reality”, Mozax không chỉ cung cấp trọn gói giải pháp tư vấn – thiết kế – thi công – hoàn thiện nội thất cho các công trình tư gia, các dự án cao cấp tại Việt Nam.
Là những người làm lâu năm trong nghề, đội ngũ Mozax luôn dành thời gian để thấu hiểu những mong muốn của khách hàng về ngôi nhà mơ ước thông qua những lần trò chuyện và trao đổi về bản thiết kế. Chúng tôi hiểu mỗi chúng ta đều có một lăng kính riêng để nhận định về cái đẹp và tư duy trải nghiệm không gian. Mozax trân trọng sự khác biệt đó, lấy nó làm nguồn cảm hứng để làm khách hàng hài lòng và hạnh phúc trong chính tổ ấm của mình qua bốn mùa của nhiều năm bằng bản thiết kế hoàn chỉnh nhất.
>> Xem thêm:
Phong Cách Nội Thất Đồng Quê – Country Style
Gothic – Phong cách thiết kế mê hoặc đậm chất Pháp
Hiện Đại và Công Nghệ: Khám Phá Phong Cách Nội Thất HiTech